Xem thêm
Nội dung
Hỏi đáp - đánh giá

60 mẫu ngữ pháp luyện thi JLPT N5

Thứ Sáu, ngày 26/08/2022 03:54 Chiều

Hôm nay, Trung tâm Ngoại ngữ Koishi sẽ chia sẻ với bạn 60 cấu trúc ngữ pháp luyện thi JLPT N5 để chuẩn bị cho kỳ thi JLPT vào tháng 12 tới. Cùng học ngay từ bây giờ nhé!

  1. . ~ は ~ : thì, là, ở ~ ~ [ thông tin truyền đạt] ~ N1 N2

Giải thích:

  • Phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
  • Trông tin truyền đạt thường đứng sau
  • Làm chủ ngữ của mệnh đề chính.

2. ~も~ : cũng, đến mức, đến cả - luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Dùng miêu tả sự vật / tính chất / hành động tương tự với một sự vật / tính chất / hành động đã nêu trước đó. (nhằm tránh lập lại trợ từ / động từ nhiều lần)
  • Thể hiện sự ngạc nhiên về mức độ nhiều.
  • Thể hiện mức độ không giống như bình thường (cao hơn hoặc thấp hơn)

3 . ~ で~ : tại, ở, vì, bằng, với (khoảng thời gian) - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Diễn tả nơi xảy ra hành động.
  • Diễn tả nơi xảy ra sự kiện.
  • Diễn tả nguyên nhân
  • Diễn tà phương pháp, phương thức, phương tiện.
  • Diễn tả sự vật được làm bằng chất liệu / vật liệu gì.
  • Diễn tả một khoảng thời gian giới hạn - luyện thi JLPT N5.

4. ~ に/ へ ~ : chỉ hướng, địa điểm, thời điểm

Giải thích:

  • Dùng để chỉ thời điểm
  • Dùng để chỉ địa điểm
  • Dùng để chỉ hướng đến ai

5. ~ に ~ : vào, vào lúc

Giải thích:

  • Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động nào đó xảy ra, chúng ta thêm trợ từ「に」 và sau danh từ chỉ thời gian. Dùng「に」 đối với những hành động xảy ra trong thời gian ngắn. 「に」được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm. Tuy nhiên, đối với trường hợp của thứ trong tuần thì có thễ dùng hoặc không dùng 「に」- Luyện thi JLPT N5

6. ~ を ~ :chỉ đối tượng của hành động

Giải thích:

  • Trợ từ 「を」được dùng biểu thị bổ ngữtrực tiếp của ngoại động từ.

 

7. ~ と ~ : với

Giải thích:

  • Chùng ta dùng trợ từ 「と」để biệu thị một đối tượng nào đó (người hoặc động vật) cùng thực hiện một hành động.

8.~ に ~ : cho ~, từ ~ - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Những động từ như 「あげます」、「かします」、「おしえます」cần người làm đối tượng cho (để cho, cho mượn, dạy). Chúng ta đặt trợ từ [] sau danh từ chỉ đối tượng này. Đối với những động từ như 「おくります」、「でんわをかけます」thì đối tượng không chỉ là người mà còn có thể là địa điểm (danh từ). Trong trường hợp đó ngoài trợ từ [] chúng ta còn có thể dùng trợ từ []
  • Các động từ như「もらいます」、「かします」、「ならいます」 biểu thị hành động từ phía người tiếp nhận. Khi dùng những động từ này trong câu mà chủ ngữ là người tiếp nhận thì chúng ta thêm trợ từ [] vào sau danh từ chỉ đối tác. Trong mẫu câu sử dụng các động từ này, chúng ta có thể dùng trợ từ 「から」thay cho trợ từ [].
  • Đặc biệt khi đối tác không phải là người mà là một tổ chức nào đó (ví dụ: công ty hoặc trường học) thì không dùng [] mà dùng「から」 - Luyện thi JLPT N5.

9. ~と~ : và

Giải thích:

  • Khi nối 2 danh từ với nhau thì dùng trợ từ「と」

10. ~ が~ : nhưng

Giải thích:

  • 「が」Là một trợ từ nối tiếp và có nghĩa là "nhưng". Khi dùng 「が」để nối hai câu (mệnh đề) thì chúng ta được một câu. Khi muốn miêu tả một hiện tượng tự nhiên thì dùng 「が」trước chủ đề đó.

11.~ から ~ : từ ~ đến ~

Giải thích:

  • 「から」biểu thị điểm bắt đầu của thời gian và địa điểm, còn 「まで」biểu thị điểm kết thúc và thời gian của địa điểm.「から」「まで」không nhất thiết phải đi kèm với nhau, mà còn có thể được dùng riêng biệt.
  • Có thể dùng [です」với 「から」、「まで」~から~まで」- Luyện thi JLPT N5

12. ~あまり~ない ~ : không ~ lắm

Giải thích:

  • 「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho tính từ thì chúng được đặt trước tính từ.
  • 「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho động từ thì chúng được đặt trước động từ

13. ~ 全然~ない ~: hoàn toàn ~ không.

Giải thích:

  • Là phó từ biểu thị mức độ.khi làm chức năng bổ nghĩa cho đồng từ thì chúng được đặt trước động từ.
  • Mang ý nghĩa hoàn toàn...không, thì luôn đi với câu phủ định.

14. ~なかなか~ない: mãi mà, mãi mới

Giải thích:

  • Là phó từ biểu thị mức độ, khi làm chức năng biểu thị nghĩa cho động từ thì chúng được đặt trước động từ.
  • Diễn tả ý để thực hiện một điều gì đó phải mất thời gian, sức lực, khó thực hiện - Luyện thi JLPT N5.

15. ~ ませんか~: Anh/ chị cùng... với tôi không?

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để mời hoặc đề nghịngười nghe cùng làm một việc gì đó.

16. ~があります~: Có

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của đồ vật. Những vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」
  • 「があります」dùng cho đối tượng không chuyển động được như đồ đạc, cây cối

17. ~がいます~: Có

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của người, động vật. Người, động vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」
  • 「がいます」Được dùng cho đối tượng có thể chuyển động được như người, động vật - Luyện thi JLPT N5.

18. ~ 動詞+ 数量 ~: Tương ứng với động từ chỉ số lượng

Giải thích:

  • Thông thường thì lượng từ được đặt trước động từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của lượng từ chỉ thời gian.

19. ~に~回: Làm ~ lần trong khoảng thời gian.

Giải thích:

  • Diễn tả tuần suất làm việc gì đó trong một khoảng thời gian

20. ~ましょう~: chúng ta hãy cùng ~

Giải thích:

  • Diễn tả sự thôi thúc cùng nhau làm việc gì đó - Luyện thi JLPT N5.

21. ~ ましょうか?~ : Tôi ~ hộ cho anh nhé

Giải thích:

  • Diễn tả sự xin phép để giúp đỡ người khác

22. ~ がほしい: Muốn

Giải thích:

  • Mẫu câu này biểu thị ham muốn sỡ hữu một vật hoặc một người nào đó của người nói.
  • Nó cũng được dùng để hỏi về ham muốn của người nghe. Đối tượng của ham muốn được biểu thị bằng trợ từ []
  • [ほしい] là tính từ đuôi []

23. ~たい~: Muốn

Giải thích:

  • Khi động từ được dùng cùng với thì ta gọi là thể của động từ. Ví dụ trong 「かいます」, thì 「かい」được gọi ます」là của「かいます」
  • Động từ thể「ます たい」. Đây là cách nói của sự "muốn làm" một cái gì đó. Cách nói này dùng để biểu thị ý muốn của bản thân người nói, và để hỏi về ý kiến của người nghe. Ngoài 「を」thì không có trợ từ nào dùng thay thế「が」. Động từ thể「ます たい」chia cách tương tự như tính từ đuôi「い」- Luyện thi JLPT N5.

24. ~へ~を~に行: Đi đến... để làm gì

Giải thích:

  • Động từ ở thể [ます] hoặc danh từ đặt trước trợ từ [] biểu thị mục đích của「いきま す」. Danh từ đặt trước [] phải là danh từ chỉ hành động.

25. ~てください~: Hãy

Giải thích:

  • Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn nhờ vả, sai khiến hoặc khuyên nhủ người nghe. Khi nói với người trên thì không dùng mẫu này với ý sai khiến.

26. ~ ないてください: (xin) đừng/ không - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Mẫu câu này được dùng khi muốn yêu cầuai đó đừng làm một việc gì đó.

27. ~ てもいいです~: Làm ~ được:

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để biểu thị sự được phép làm một điều gì đó.
  • Nếu mẫu câu này thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.
  • Khi trả lời thì chú ý cách trả lời tế nhị khi từ chối - Luyện thi JLPT N5.

28. ~ てはいけません~: Không được làm ~

Giải thích:

  • Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa "cấm" hay "không được" làm một việc gì đó.
  • Dùng để trả lời cho câu hỏi [ Động từ thể てもいいですか?]

29. ~ なくてもいいです~: Không phải, không cần ~ cũng được

Giải thích:

  • Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó không phải làm một việc gì đó

30. ~ なければなりません~: Phải~ - Luyện thi JLPT N5.

Giải thích:

  • Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó phải làm một việc gì đó mà không phụ thuộc vào ý muốn của đối tượng thực hiện hành động. Lưu ý là mẫu câu này không mang ý nghĩa phủ định. - Luyện thi JLPT N5

31. ~ないといけない~: Phải ~

Giải thích:

  • Động từ ở thể 「ない」ghép với「といけない」

32. ~ なくちゃいけない~: Không thể không (phải)

Giải thích:

  • Động từ thể ない bỏ thay bằng なくちゃいけない
  • Có nghĩa cần thiết làm làm gì đó.

33. ~だけ~: Chỉ ~ - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Diễn tả ý nghĩa ngoài điều đó ra thì không còn điều nào khác
  • Ngoài ra còn diễn tả ý nghĩa phủ định 「だ けでなく」 không còn) - Luyện thi JLPT N5

34. ~から~: Vì ~

Giải thích:

  • Được dùng để nối hai câu thành một câu.
  • Câu 1 biểu thị lý do cho câu 2
  • Cũng có thể nối 2 câu trước, sau đó nối câu 1 kèm theo「から」

35. ~のが~: Danh từ hóa động từ

Giải thích:

  • Trong mẫu câu này thì các tính từ chỉ sở thích, kỹ năng, năng lực, ví dụ như すてき ()、きらい()、じょうず
  • 「な」、へた「な」、はやい、おそ い。。。được dùng.

36. ~のを~: Danh từ hóa động từ

Giải thích:

  • Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ わすれました sẽ sử dụng thể nguyên dạng (辞書形)có nghĩa là quên
  • Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ 知っていますか?sẽ sử dụng thể thông thường (普通形)có nghĩa là Anh biết...không?
  • Mẫu câu dùng để hỏi xem người nghe có biết được nội dung được biểu thị ở phần trước không? - Luyện thi JLPT N5.

37. ~のは~: Danh từ hóa động từ

Giải thích:

  • Mẫu câu này, 「の」dùng để thay thế danh từ biểu thị đồ vật, người, địa điểm v.v...để nêu ra chủ đề của câu.

38. ~もう~ました~: Đã làm gì ~

Giải thích:

  • Diễn tả hành động đã hoàn thành

39. ~まだ~ていません。: Vẫn chưa làm ~

Giải thích:

  • Diễn tả một hành động chưa hoàn thành nhưng có ý định sẽ làm.

40. ~より~: So với... - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Diễn tả sự so sánh

41. ~ほど~ない~: Không ... bằng

Giải thích:

  • Thể hiện ý lấy N2 làm chuẩn để so sánh thì N1 không bằng N2

42. ~と同じ~: Giống với ~, tương tự với~

Giải thích:

  • Diễn tả hai thứ giống nhau cả về bản chất và hình thức ­- Luyện thi JLPT N5.

43. ~のなかで ~ がいちばん~: Trong số ... nhất

Giải thích:

  • Dùng để chỉ ra phạm vi so sánh từ 3 vật trở lên

44. ~く/ ~ になる~: Trở thành, trở nên

Giải thích:

  • Diễn tả một hành vi trong tương lai sẽ phát sinh một kết quả nào đó.

45. ~も~ない~: Cho dù ~ cũng không

Giải thích:

Mẫu câu này biểu thị điều kiện ngược, dùng khi một hành động nào đó trong một hoàng cảnh nhất định đáng ra phải làm nhưng lại không làm, một việc nào đó đáng ra phải xảy ra nhưng lại không xảy ra, hoặc một kết quả trái với quan niệm thông thường của mọi người - Luyện thi JLPT N5.

46. ~たり。。。~たりする: Làm ~ làm, và ~

Giải thích:

Dùng để liệt kê nhiều hành động hay tính chất của sự vật

47. ~ている~: Vẫn đang

Giải thích:

  • Diễn tả một hành động đang diễn ra.
  • Diễn tả về một trạng thái (là kết quả của một hành động) vẫn còn lại, vẫn tiếp tục ở hiện tại.
  • Dùng để nói về các tập quán, thói quen (tức là những hành vi được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài). Nếu là một thói quen hay một hành vi trong quá khứ thì dùng thể「ていました」
  • Dùng để nói về nghề nghiệp hay tình cảnh của ai đó - Luyện thi JLPT N5.

48. ~ることがある~: Có khi, thỉnh thoảng

Giải thích:

  • Diễn tả một sự việc xảy ra không có tính thường xuyên, lâu lâu, thỉnh thoảng mới xảy ra.

49. ~ないことがある~: Có khi nào

Giải thích:

  • Diễn tả sự việc xảy ra không có tính thường xuyên, lâu lâu, thỉnh thoảng mới xảy ra.

50. ~たことがある~: Đã từng

Giải thích:

  • Dùng để chỉ một hành động đã từng xảy ra trong quá khứ - Luyện thi JLPT N5.

51. ~や~など: Như là...và...

Giải thích:

  • Trợ từ 「や」được dùng khi chúng ta muốn liệt kê các danh từ. Trợ từ 「や」được dùng để liệt kê một số đối tượng tiêu biểu (hai danh từ trở lên) mà thôi. Chúng ta có thể dùng trợ từ 「など」ở cuối danh từ để biểu thị rõ rằng có những đối tượng khác ngoài đối tượng được nêu.

52. ~ので~: Bởi vì ~

Giải thích:

  • Diễn tả lý do khách quan, tự nhiên, tất nhiên dẫn đến như thế.
  • Khi sử dụng 「ので」sẽ thể hiện cách nói nhẹ nhàng, mềm mại nên sẽ không dùng đến phần sau của câu ở thể mệnh lệnh hay cấm chỉ - Luyện thi JLPT N5.

53. ~まえに~ : trước khi ~

Giải thích:

  • Trường hợp của động từ: mẫu câu này biểu thị rằng động tác ở động từ 2 xảy ra trước động tác ở động từ 1. Động từ 1 luôn ở thể nguyên dạng, cho dù động từ 2 có ở thì quá khứ hoặc tương lai.
  • Trường hợp của danh từ: khi dùng 「まえに」sau danh từ thì chúng ta phải thêm「の」vào ngay sau danh từ. Danh từ ở trước 「まえに」là danh từ biểu thị hoặc ám chỉ động tác.
  • Trường hợp của lượng từ (khoảng thời gian): nếu là lượng từ (khoảng thời gian) thì không thêm「の」

54. ~てから: Sau khi ~, từ khi ~

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để biểu thị rằng hành động ở động từ 2 được thực hiện sau khi hành động ở động từ 1 kết thúc. Thời của câu do thời của động từ cuối quyết định.

55. ~たあとで: Sau khi ~ - Luyện thi JLPT N5

Giải thích:

  • Mẫu câu này dùng để diễn tả sự việc được thể hiện ở động từ 2 sau khi sự việc được biểu thị ở động từ 1 xảy ra.

56. ~とき: Khi ~

Giải thích:

  • Diễn tả một trạng thái hay một sự việc diễn ra đồng thời V- る時(trước) khi. Hành động ở vế sau xảy ra trước hành động ở vế trước V- た時 (sau) khi. Sau khi một động tác được thực hiện thì một sự việc khác mới xảy ra.

57. ~でしょう?~ : ~ đúng không?

Giải thích:

  • Chắc chắn là ~ phải không?
  • Được dùng với giọng cao hơn để xác nhận sự đồng ý của người nghe khi người nói nghĩ là đương nghe có sự hiểu biết về chủ đề câu chuyện, và kỳ vọng là người nghe sẽ đồng ý với ý kiến của mình - Luyện thi JLPT N5.

58. ~多分 ~ でしょう~: Chắc hẳn là ~, có lẽ ~

Giải thích

  • Dùng khi người nói nhận thấy khả năng chắc chắn 90% trở lên.

59. ~と思います: Tôi nghĩ rằng

Giải thích:

  • Chúng ta sử dụng trợ từ 「と」để biểu thị nội dung của「おもいます」
  • Dùng để biểu thị sự suy đoán, phán xét
  • Khi phán đoán, suy xét về một nội dung mang ý nghĩa phủ định thì phần trước của「と」sẽ là phủ định.
  • Dùng để bày tỏ ý kiến.
  • Khi muốn hỏi ai đó về một cái gì đó thì dùng mẫu câu ~についてどうおもいますか」và chú ý không cần 「と」ở sau「どう」
  • Cách biểu thị sự đồng ý hoặc không đồng ý với người khác - Luyện thi JLPT N5.

60. ~と言います: Nói ~

Giải thích:

  • Chúng ta dùng trợ từ 「と」để biểu thị nội dung của「いいます」
  • Khi trích dẫn trực tiếp thì ta để nguyên phần trích dẫn đó và cho vào trong「」
  • Khi trích dẫn gián tiếp thì chúng ta dùng thể thông thường ở trước「と」. Thời của phần trích dẫn không phụ thuộc vào thời câu.

Trên đây là 60 cấu trúc ngữ pháp luyện thi N5 mà Trung tâm Ngoại ngữ Koishi chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Bài viết liên quan
Chi tiết!
Những sai lầm cần tránh khi học tiếng Nhật cấp tốc

Những sai lầm cần tránh khi học tiếng Nhật cấp tốc

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 11:42 Sáng
Học tiếng Nhật cấp tốc là một lựa chọn phổ biến cho những ai muốn nhanh chóng nắm bắt ngôn ngữ này vì công việc, du học, hoặc sở thích. Tuy nhiên, không ít người mắc phải những sai lầm làm giảm hiệu quả học tập, thậm chí gây nản lòng. Hãy cùng Trung tâm Ngoại ngữ Koishi khám phá những sai lầm phổ biến và cách khắc phục để bạn có thể học tiếng Nhật hiệu quả hơn.
Chi tiết
Chi tiết!
Lựa chọn các khóa học tiếng Nhật phù hợp mọi mục tiêu học tập

Lựa chọn các khóa học tiếng Nhật phù hợp mọi mục tiêu học tập

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 03:35 Chiều
Bạn đang muốn học tiếng Nhật nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Các khóa học tiếng Nhật hiện nay đa dạng về nội dung, hình thức và đối tượng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn chương trình phù hợp với mục tiêu của mình. Trong bài viết này, Trung tâm Ngoại ngữ Koishi sẽ cùng bạn khám phá các loại khóa học tiếng Nhật phổ biến, ưu điểm của từng loại và cách chọn khóa học tốt nhất cho bạn.
Chi tiết
Chi tiết!
Trung tâm Ngoại ngữ Koishi tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Trung tâm Ngoại ngữ Koishi tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 04:13 Chiều
Hòa chung không khí cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trung tâm Ngoại ngữ Koishi đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Đây là dịp để các em học sinh trong trung tâm Koishi bày bỏ tâm tư, tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng tới những người thầy, người cô đã dày công vun đắp, bồi dưỡng kiến thức.
Chi tiết
Chi tiết!
Bật mí phương pháp học tiếng Nhật với người bản xứ hiệu quả, nâng cao trình độ

Bật mí phương pháp học tiếng Nhật với người bản xứ hiệu quả, nâng cao trình độ

Thứ Năm, ngày 14/11/2024 03:01 Chiều
Học tiếng Nhật với người bản xứ là phương pháp tuyệt vời để nhanh chóng cải thiện khả năng ngôn ngữ. Phương pháp này giúp bạn không chỉ hiểu đúng cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp, mà còn giúp phát âm chuẩn và hiểu sâu sắc văn hóa Nhật Bản. Bài viết này, trung tâm Ngoại ngữ Koishi sẽ chia sẻ các lợi ích và cách để học tiếng Nhật hiệu quả với người bản xứ.
Chi tiết
Ngoại ngữ KOISHI
Rất vui khi được hỗ trợ bạn
Yêu cầu gọi lại
Gửi
Tiếng Việt
日本語
English