Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu!
Tiếng Nhật đang là xu thế lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để học được tiếng Nhật là một quãng đường dài và nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều bạn trẻ Việt Nam đang loay hoay trong việc tìm cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật. Vì vậy, hãy cùng Trung tâm Ngoại Ngữ KOISHI tìm hiểu về cách phát âm chữ cái tiếng Nhật và những phương pháp cải thiện khả năng đọc bảng chữ cái tiếng Nhật trong bài viết dưới đây nhé.
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật cơ bản
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Sơ lược về bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Hiragana là bảng chữ cái mềm, thông dụng nhất của người Nhật. Bảng chữ cái Hiragana đảm nhận các vị trí trợ từ, giúp cho câu văn có đúng cấu trúc ngữ pháp, đầy đủ các thành tố và khiến người nghe có thể hiểu được. Đây cũng là bảng chữ cái tiên quyết dành cho những người muốn học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật.
Cách phát âm bảng chữ cái Hiragana cơ bản
Nguyên âm
Tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ(a), い(i), う(u), え(e), お(o). Đây là hàng đầu tiên và là quan trọng nhất của bảng chữ cái Hiragana vì chúng sẽ đi kèm với các phụ âm khác của tiếng Nhật.
Trong đó:
-
Âm あ (a) phát âm bằng cách mở rộng khẩu hình và phát âm “a” tương tự tiếng Việt. Cách viết của âm tiết あ (a) hơi giống với cách viết của âm tiết お (o) nên rất nhiều người học tiếng Nhật bị bối rối giữa 2 âm này. Mẹo để giúp các bạn ghi nhớ chính là あ (a) thì sẽ có tam giác giống chữ A ở giữa, còn お (o) thì không có tam giác nào cả.
-
Âm い (i) phát âm giống hệt âm “i” của tiếng Việt.
-
Âm お (o) phát âm tương tự như âm “ô” của tiếng Việt. Khi viết ra giấy, bạn có thể thấy お sẽ được viết giống như 2 chữ “o” lồng vào nhau. Đây là một mẹo nhỏ giúp bạn nhớ mặt chữ dễ dàng hơn.
-
Âm う (u) phát âm bằng cách giữ cho khẩu hình miệng chữ “u” nhưng khi phát âm ra lại là chữ “ư”. Để dễ nhớ mặt chữ hơn, bạn có thể thấy có 1 chữ u nằm ngang trong cách viết của âm tiết う.
-
Âm え (e) cũng tương tự âm う (u), phát âm của âm え (e) cũng lai giữa âm “e” và âm “ê”. Một số người học tiếng Nhật ghi nhớ cách viết của âm tiết này bằng cách liên tưởng 1 con chim có lông mào ở trên đầu.
Hàng phụ âm “k”:
Để phát âm hàng phụ âm “k”, các bạn chỉ cần ghép các phụ âm này với các nguyên âm hàng 1. Như vậy ta sẽ có các từ か (ka), き (ki), く(ku), け (ke), こ (ko).
Hàng phụ âm “s”:
Hàng phụ âm “s” cũng tương tự hàng phụ âm “k”, ta chỉ cần ghép các phụ âm này với các nguyên âm ở hàng 1. Tuy nhiên ở hàng này có một lưu ý nhỏ rằng khi đi với “i” thì chúng ta sẽ có cách phiên âm là “shi”, nhưng đọc sẽ giống “she” trong tiếng Anh.
Hàng phụ âm “t”:
Hàng phụ âm “t” có hai trường hợp đặc biệt là ち (chi) và つ (tsu). Nghĩa là khi chúng ta kết hợp trực tiếp phụ âm “t” với 2 nguyên âm “i” và”u” thì sẽ không được “ti” và “tu” mà chúng ta sẽ có “chi” và “tsu”.
Ngoài ra, hàng này có 2 từ た; と được phiên âm là “ta” và “to” nhưng lại thường được đọc là “tha” và “tho”.
Hàng phụ âm “n”:
Hàng phụ âm này được sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần ghép các phụ âm này với các nguyên âm để tạo ra các âm bao gồm: あ (na), に (ni), ぬ (nu), ね (ne), の (no).
Hàng phụ âm “h”:
Hàng “h” trong Hiragana chỉ có một trường hợp đặc biệt, đó là khi kết hợp “h” với “u” thì sẽ tạo thành từ “fu” ふ. Tuy nhiên trong khi đọc, chúng ta lại không đọc là “phu” mà sẽ đọc lai giữa “fu” và “hư”.
Hàng phụ âm “m”:
Hàng “m” không có trường hợp đặc biệt, chúng ta sẽ có các chữ: ま(ma), み(mi), む(mu), め(me), も(mo).
Hàng phụ âm “y”:
Hàng phụ âm “y” chỉ có ba chữ cái là や(ya), ゆ(yu), よ(yo).
Hàng phụ âm “r”:
Hàng phụ âm “r” gồm các chữ cái ら(ra), り(ri), る(ru), れ(re), ろ(ro). Tuy nhiên hàng này thường được phát âm gần với âm “l” hơn.
Hàng 10 (hàng cuối):
Hàng cuối cùng trong bảng chữ cái Hiragana chỉ bao gồm: わ (wa), を (wo). Từ を (wo) được phát âm khá giống với お (o) nhưng chúng chỉ được sử dụng làm trợ từ.
Ngoài ra chúng ta có âm ん (n) là chữ cái duy nhất chỉ có kí tự làm phụ âm. Âm ん (n) được phát âm khác nhau tùy vào những trường hợp khác nhau:
-
Khi đứng trước phụ âm p, b, m: âm ん (n) được đọc là “m”
-
Khi đứng trước phụ âm k, w, g: âm ん (n) được đọc là “ng”
-
Trong các trường hợp còn lại, âm ん (n) được đọc là “n”.
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Dakuten
Dakuten là những chữ cái được kết hợp từ bảng chữ Hiragana và những ký hiệu giống ngoặc kép (“) hoặc một vòng tròn nhỏ (o) để thay đổi cách phát âm của chúng.
Chỉ có 5 hàng trong bảng chữ cái Hiragana có thể đi với ký hiệu đặc biệt để tạo ra Dakuten:
- か (ka) → が (ga): Toàn bộ chữ cái thuộc hàng phụ âm “k” đều có thể kết hợp với dấu ngoặc kép để biến âm “k-” thành âm “g”.
- さ (sa) → ざ (za): Các chữ cái thuộc hàng “s” khi kết hợp với dấu ngoặc kép sẽ khiến phát âm “s” trở thành “z-”. Tuy nhiên với chữ し, khi đi với dấu ngoặc kép sẽ trở thành “Jl”.
- た (ta) → だ (da): Các chữ cái thuộc hàng “t” của Hiragana khi kết hợp với dấu ngoặc kép sẽ khiến cho “t-” chuyển thành âm “d-”. Với 2 chữ cái ち và つ thì khi thêm dấu ngoặc kép sẽ phát âm gần giống với じ (ji) và ず (zu) (là sự kết hợp giữa âm “d-” và “z”).
- は (ha) → ば (ba) / ぱ (pa): Hàng phụ âm “h” có thể kết hơp cả 2 loại dấu Dakuten - dấu ngoặc kép trên và dấu khuyên tròn. Khi kết hợp “, âm “h” sẽ chuyển thành âm “b”. Còn khi đi với dấu khuyên tròn, âm “h” sẽ chuyển thành âm “p”.
Bảng chữ cái Katakana tiếng Nhật.
Khác với Hiragana, bảng chữ cái Katakana được gọi là bảng chữ cái cứng bởi chúng trông cứng cáp và gãy gọn hơn bảng chữ Hiragana. Katakana được sử dụng để kí họa phiên âm tiếng nước ngoài, hoặc dùng để đặt tên cho các từ ngữ mang tính chuyên môn cao (tên khoa học của động vật, thực vật, tên khoa học kĩ thuật…)
Tuy có cách viết và sử dụng khác nhau nhưng Katakana và Hiragana có cách phát âm và cách sử dụng Dakuten hoàn toàn giống nhau.
Nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả
Nguyên tắc thứ nhất: ghi nhớ mặt chữ
Nguyên tắc này rất đơn giản, bạn chỉ cần liên tưởng các chữ cái tiếng Nhật với một hình ảnh tương tự với nét viết của chữ đó: Ví dụ: あ (a) rất giống ăng-ten, vì vậy mỗi khi nhắc đến ăng-ten hãy nhớ đến cách viết và phát âm của nguyên âm あ (a).
Nguyên tắc thứ hai: luyện viết
Để học hỏi một thứ gì đó, đặc biệt là ngôn ngữ, bạn nên tận dụng mọi giác quan của mình để ghi nhớ và học tốt hơn. Vì vậy, việc viết nhiều sẽ đem lại hiệu quả cao hơn với những bạn đang học tiếng Nhật.
Nguyên tắc thứ ba: tiếp xúc với tiếng Nhật càng nhiều càng tốt
Bất cứ khi nào bạn đang rảnh rỗi, ví dụ như đang nấu ăn, đi xe bus… Hãy tìm cách để có thể học tiếng Nhật. Cho dù đó là những bản audio của người bản xứ, hay là những chiếc thẻ flashcard chứa từ mới… bạn hãy tận dụng tất cả những gì mình có để tiếp xúc với tiếng Nhật càng nhiều càng tốt. Vì nhờ đó mà tiếng Nhật mới trở nên gần gũi và quen thuộc hơn với chúng ta.
Nguyên tắc thứ tư: luyện tập
Nguyên tắc này rất đơn giản, tuy nhiên lại yêu cầu tính kiên trì và sự tự giác cao. Đó là luyện tập hàng ngày cách đọc, cách nói, cách viết tiếng Nhật. Học ngôn ngữ là một quãng đường dài và có luyện tập chăm chỉ mới giúp chúng ta đạt được thành công như mong muốn.
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật chưa bao giờ là một chủ đề dễ đối với các bạn trẻ học tiếng Nhật. Nhưng sau khi đọc bài viết trên, các bạn sẽ có được cái nhìn rõ nét hơn, kiến thức nền tảng vững chắc hơn trong việc học cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật. Quá trình học và thành thạo một ngôn ngữ thật không hề dễ dàng, chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách để có được nó. Trung tâm Ngoại Ngữ KOISHI xin chúc các bạn thành công trên con đường học tập ngôn ngữ Nhật của mình và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sắp tới.