Cách viết katakana cực kì đơn giản và dễ nhớ cho người mới học tiếng Nhật
“Cách viết Katakana” luôn là từ khóa được tìm kiếm hàng đầu bởi những người mới bắt đầu tự học tiếng Nhật. Song không phải ai cũng có đủ kiên trì để học thuộc và ghi nhớ hết tất cả âm tiết trong bảng chữ cái này. Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai bảng chữ mềm Hiragana và chữ cứng Katakana. Vậy để giải quyết các vấn đề này, xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có phương pháp học học tập hiệu quả nhất nhé!
Cách viết Katakana đơn giản, dễ hiểu nhất
Cách viết Katakana cũng tương tự như cách viết Hiragana về quy tắc. Tuy nhiên, có những từ mượn nước ngoài mà Hiragana không thể biểu thị được nên người Nhật đã phát minh ra bảng chữ cái Katakana để diễn tả những từ đó.
Chữ Katakana là gì?
Trong khi bộ chữ Hiragana có cách viết mềm dẻo, uốn lượn thì bộ chữ Katakana lại được tạo thành từ những nét thẳng, nét cong, gấp khúc. Chính vì lý do này mà mọi người vẫn thường gọi Hiragana là bộ chữ mềm và Katakana là bộ chữ cứng.
Là một trong hai bộ chữ phổ biến nhất trong tiếng Nhật, Katakana có chức năng biểu thị âm các từ vay mượn của nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,... Ví dụ như từ “television” (Tivi) sẽ được viết thành “テレビ” (terebi).
Ngoài ra, Katakana còn được sử dụng để phiên âm tên các quốc gia, tên người hay địa điểm nước ngoài. Ví dụ, “Việt Nam” sẽ viết là “ベトナム” (Betonamu).
Tương tự, Những từ ngữ trong khoa học – kỹ thuật, như tên loài động vật, thực vật hoặc tên các công ty cũng thường được viết bằng Katakana (“quả xoài” trong tiếng Nhật là “マンゴー” (mangō))
Trong một số trường hợp, Katakana còn dùng với các từ thuần Nhật thay cho Hiragana khi muốn nhấn mạnh, được các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng rất nhiều.
Các bước học viết các chữ cái Katakana
Để có thể thuần thục cách viết Katakana, bạn cần đặt ra một kế hoạch rõ ràng cho lộ trình học tập của mình. Vì bạn đã có nền tảng tiếng Nhật bằng việc thông thạo bảng chữ cái Hiragana nên việc học Katakana sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn nên chia nhỏ bảng chữ cái này ra để thuận tiện trong việc học. Ví dụ, bạn có thể dành ra 1 đến 2 ngày đầu để học bảng chữ cái Katakana cơ bản, ngày tiếp theo học các âm đục, âm bán đục, âm ngắt, âm ghép và trường âm, và cuối cùng là luyện tập.
Ngay bây giờ bạn hãy cùng chúng mình học 46 chữ cái Katakana cơ bản nhé!
Học 46 chữ cái Katakana cơ bản
Tương tự với cách học Hiragana, chúng ta sẽ học Katakana theo các bước sau:
-
Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ bằng cách liên tưởng hình dáng của chữ với các sự vật xung quanh mình.
Ví dụ: Ta có hàng đầu tiên bao gồm các chữ cái ア、イ、ウ、エ、オ.
Bạn đã liên tưởng các chữ cái này với những sự vật gì chưa? Thử tham khảo gợi ý của chúng mình nhé!
Nhìn nghiêng sang phải một góc 90 độ, bạn sẽ thấy chữ A in hoa
Bạn có thấy chữ “i” này giống chú chim đang đứng không?
Chữ “u” này giống với cái gì nhỉ?
Chữ “e” giống với cạnh của thanh sắt
Chữ “o” này chúng mình để bạn tự liên tưởng nhé!
- Bước 2: Kết hợp vừa nhìn vào chữ cái, vừa nghe audio phát âm và bắt chước theo.
- Bước 3: Cố gắng đọc to, rõ ràng chữ cái đó. Ghi âm lại phần đọc của mình và so sánh với giọng đọc của người Nhật xem đã giống nhau chưa nhé!
- Bước 4: Tập viết từng chữ cái theo thứ tự các nét.
- Bước 5: Thường xuyên ôn lại bằng flashcard và phương pháp liên tưởng như trên.
Các chữ cái còn lại bạn cũng làm tương tự nhé!
Khi học bảng chữ cái Katakana, bạn chắc hẳn nhận ra một điều là có vài chữ nhìn khá giống nhau. Để tìm ra sự khác biệt một cách dễ dàng, chúng ta cùng nhóm chúng vào từng gặp để nhận xét nhé!
ク |
ケ |
ku |
ke |
Bạn chỉ cần nhớ đơn giản như sau: Chữ ク có hai nét, còn chữ ケ có 3 nét.
シ |
ツ |
shi |
tsu |
Chữ シ là mặt cười, còn chữ ツ là hình méo. Khi viết shi シ nét móc đưa từ dưới lên và các điểm bắt đầu các nét tạo thành một hàng dọc. Còn tsu ツ nét móc đưa từ trên xuống và các điểm bắt đầu các nét tạo thành một hàng ngang.
ソ |
ン |
so |
n |
Tương tự như cách nhớ ở phía trên, chữ so ソ nét móc đưa từ trên xuống và các điểm bắt đầu tạo thành hàng ngang. Còn chữ n ン nét móc đưa từ dưới lên và các điểm bắt đầu tạo thành hàng dọc.
Học âm đục, âm bán đục, âm ngắt, âm ghép và trường âm
Giống như Hiragana, các quy tắc về âm đục, âm bán đục, âm ngắt và âm ghép được giữ nguyên trong bảng chữ cứng Katakana, chỉ khác nhau về mặt chữ. Cụ thể như sau:
-
Âm đục, âm bán đục: Được kí hiệu bằng cách thêm dấu “ (tenten) và ○ (maru) như ゴ (go) パ (pa).
Nhưng cũng có một số chữ katakana không tuân theo nguyên tắc này, như:
ウ sẽ là ヴ (vu → "bu"). Trên thực tế, người Nhật gặp khó khăn trong việc phát âm âm v-, nên nó mới trở thành “bu” chứ không phải “vu”. Nhưng khi kết hợp với các chữ Katakana nhỏ để tạo thành âm ghép, cách phát âm sẽ gần giống với âm v-.
-
Âm ngắt: Chữ ツ được viết nhỏ lại thành ッ như trong từ チケット (chiketto) hay ロマンチック (romanchikku).
Âm ghép: Tất cả các chữ cái thuộc cột I trừ い đi kèm với ヤ ユ ヨ sẽ được viết nhỏ lại như キヤ (kya) ピュ (pyu)
Tuy nhiên, nguyên tắc trường âm thì lại khác biệt đôi chút. Trường âm sẽ được biểu thị bằng dấu gạch ngang ー khi viết, và được kéo dài thành 2 âm tiết khi nói. Ví dụ:
コー (kou) ベーコン (beecon).
Dấu gạch ngang này xuất hiện rất nhiều trong các từ Katakana. Nếu tiếp xúc nhiều, bạn sẽ nhận ra khi nào nên sử dụng trường âm và sử dụng như thế nào.
Các mẹo học viết chữ Katakana
Sau khi đã nhận diện và liên tưởng được các chữ cái, viết chữ cũng là một việc không kém phần quan trọng. Sau đây chúng tôi xin mách bạn các mẹo nhỏ để có thể nâng cao khả năng viết chữ Katakana của mình.
Cách viết chữ Katakana đẹp
Với ngôn ngữ nào cũng thế, muốn viết chữ chuẩn và đẹp thì cách cầm bút là điều bạn phải quan tâm đầu tiên. Chắc hẳn bạn đã một lần trong đời thấy các ông đồ thảo những nét uốn lượn trên tờ giấy đỏ vào mỗi dịp Tết đến xuân về rồi đúng không? Cách cầm bút viết tiếng Nhật cũng gần giống như thế, bởi vì cầm bút thẳng đứng và không nghiêng đổ thì chữ sẽ đẹp hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo các video dạy cách viết chữ Nhật trên Youtube để học thêm về cách viết đúng chuẩn và đẹp hơn nhé. Chỉ cần bạn kiên trì và nỗ lực thì không gì là không thể.
Cách viết chữ Katakana chuẩn quy tắc
Nhiều bạn thường có thói quen viết theo ý thích của mình, hay còn gọi là “vẽ chữ”. Về mặt kết quả thì điều này không ảnh hưởng gì đến quá trình đọc của bạn. Tuy nhiên, duy trì thói quen xấu này sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ quá trình học của bạn. Để tránh vấn đề này, bạn hãy thử đọc các quy tắc dưới đây xem mình có vi phạm ở đâu không nhé!
Trên trước dưới sau
Quy tắc này có nghĩa là nét nào ở bên trên thì viết trước, sau đó viết nét bên dưới, nét nào kéo từ trên xuống dưới thì tính theo thời điểm kết thúc của nét đó.
Trái trước, phải sau
Trong tất cả các chữ, nét bên trái phải được viết trước, sau đó mới tới nét bên phải. Đưa nét từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không được “vẽ” theo chiều ngược lại.
Một khi bạn đã thuần thục cách viết Katakana tức là bạn đã bước được những bước đầu tiên trên con đường chinh phục tiếng Nhật. Hi vọng các mẹo ghi nhớ trên sẽ làm quá trình học của bạn trở nên bớt khô khan và thú vị hơn. Hãy luôn duy trì thói quen và vạch ra cho mình một lộ trình học rõ ràng để mau chóng làm chủ được tiếng Nhật nhé!