Ngữ pháp tiếng Nhật bài 49 - Minano Nihongo
第49課
Giới thiệu về kính ngữ
Kính ngữ là cách thể hiện sự tôn trọng của ngưới với người nghe hay người được nói tới
Việc dùng kính ngữ phụ thuộc vào 3 yếu tố :
① Nếu người nói có đại vị hay tuổi tác thấp hơn người nghe thì phải dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng với người nghe
② Nếu người nói không thân lắm với người nghe như mới lần đầu gặp thì người nói dùng kính ngữ để thể hiện sự kính trọng với người nghe
③ Quan hệ bên trong và bên ngoài. Quan hệ bên trong chỉ những người thuộc một nhóm nào đó(gia đình, công ty,…), quan hệ bên ngoài là những người không ở trong các nhóm đó. Khi người nói nói với người ngoài về một người cùng trong nhóm với mình, thì lúc đó người được nói tới lại có vị trí tương đương với người nói dù trong nhóm lại có vị trí cao hơn đi chăng nữa
Các loại kính ngữ
Có 3 loại kính ngữ :
そんけいご : tôn kính ngữ
けんじょうご : khiêm nhường ngữ
ていねいご : thể lịch sự
Tôn kính ngữ 「そんけいご」
Cách nói dùng để thể hiện sự kính trọng của người nói với người nghe hoặc người được nói tới. Cách nói này được dùng khi nói về đồ vật hay sự kiện liên quan đến người nghe
Cách chia động từ
Nhóm 1 「い」 >「あ」 + 「れる」
Thể lịch sự |
Tôn kính ngữ |
ききます |
きかれます |
およぎます |
およがれます |
あそびます |
あそばれます |
まちます |
またれます |
とります |
とられます |
あいます |
あわれます |
はなします |
はなされます |
|
|
Nhóm 2: Bỏ ます + られます
Thể lịch sự |
Tôn kính ngữ |
たべます |
たべられます |
つけます |
つけられます |
みます |
みられます |
います |
いられます |
あびます |
あびられます |
かります |
かりられます |
Nhóm 3:
します > されます
きます > こられます
Thể lịch sự |
Tôn kính ngữ |
します |
されます |
きます |
こられます |
お + Vます に なります
Cách nói này ở mức độ tôn kính cao hơn ở trên. Đối với các động từ thể ます có 1 âm tiết hay thuộc nhóm 3 thì không dùng cách này
1.先生はよく本をおよみになりますか。
Thầy có thường đọc sách không ạ?
2.しゃちょうは もうおかえりに なりました
Giám đốc đã về rồi
Những tôn kính ngữ đặc biệt
Những động từ tôn kính ngữ đặc biệt
Thể lịch sự |
Tôn kính ngữ đặc biệt |
いきます きます います |
いらっしゃいます |
たべます のみます |
めしあがります |
いいます |
おっしゃいます |
しっています |
ごぞんじです |
みます |
ごらんになります |
1.何をめしあがりますか。
Anh, chị dùng gì ạ?
2.しゃちょうはいらっしゃいますか。
Giám đốc có đến không ạ?
Vます + ください
Ý nghĩa: Hãy..., Xin mời...
Cách dùng : Khi nhờ ai đó làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng
1.あちらからおはいりください
Xin mời anh chị đi vào từ phía kia
2.おかけください
Mời anh chị ngồi
おめしあがりください
Mời anh chị ăn
Chú ý : Không dùng cách nói này với những động từ tôn kính ngữ đặc biệt. Tuy nhiên đối với, đối với 「めしあがります」 thì chúng ta có thể nói 「おめしあがりください」(xin mời anh chị dùng) và 「ごらんになります」thì là 「ごらんください」(Xin mời anh/ chị xem)
Dạng lịch sự của danh từ
Khi chúng ta thêm 「お」 dùng với từ thuần Nhật hoặc 「ご」 dùng với từ có nguồn gốc tiếng Trung Quốc trước trước một bộ phận danh từ, tính từ và phó từ thì các bộ phận ấy trở thành kính ngữ
「お」
Danh từ : おくに, おなまえ, おしごと
Tính từ な : おげんき, おじょうず, おひま
Tính từ い : おいそがしい, おわかい
「ご」
Danh từ : ごかぞく, ごいけん, ごりょこう
Tính từ đuôi な : ごねっしん、ごしんせつ
Tính từ đuôi い : ごじゆうに
Kinh ngữ và kiểu của câu văn
Kinh ngữ không chỉ có thể lịch sự mà còn có thể thông thường. Khi chúng ta để thể thông thường ở cuối câu thì câu văn sẽ thành thể thông thường. Câu văn như thế này thường xuất hiện khi người nói nói với bạn thân của mình về một ai đó mà mình muốn dùng cách nói tôn kính để biểu thị sư kính trọng
ぶちょうはなんじにいらっしゃる?
Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến
Tính nhất quán của việc dùng kính ngữ trong câu văn
Khi dùng kính ngữ ta không nên chỉ dùng cho một bộ phận từ của câu mà nên dùng với các từ khác để đảm bảo tính nhất quán của việc dùng kính ngữ
ぶちょうのおくさまもごいっしゃにゴルフにいかれます
Vợ của trường phòng cũng đi chơi golf cùng
~まして
Khi muốn nói một cách lịch sự thì động từ thể て còn được biến đổi thành động từ thể まして. Trong câu để đảm bảo tính nhất quán thì động từ 「~まして」 thường được dùng
たなかさんがゆうべねつだしまして、けさもまださがらないんです
Tối qua Tanaka bị sốt, sáng nay nhiệt độ vẫn chưa đỡ