5 sai lầm khiến bạn không thể giỏi Đọc - Hiểu trong tiếng Nhật
Tiếng Nhật là ngôn ngữ rất khó học, nếu người học không đủ quyết tâm sẽ dễ dàng từ bỏ. Vậy có những sai lầm học tiếng Nhật nào khiến bạn học mãi mà không giỏi sẽ được Trung tâm Ngoại ngữ Koishi trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Dịch từ cuối lên [が、は、も」
Đây có lẽ là hiểu lầm mà nhiều bạn mắc phải nhất. Vì ngữ pháp tiếng Nhật ngược với tiếng Việt nên chúng ta bị nhầm chỉ cần bắt chủ ngữ và dịch ngược là xong. Tức là bắt câu tại những trợ từ [が、は、も] rồi mạc nhiên quy nó là chủ ngữ chính trong câu và dịch trước sau đó dịch từ đuôi lên.
Tất nhiên lý thuyết này cũng không hẳn sai, tất nhiên chúng ta luôn phải dịch chủ ngữ rồi mới đến vị ngữ. Nhưng trong câu không chỉ có 1 chủ ngữ và vị ngữ, trong câu có rất nhiều chủ và vị ngữ khác nhau, đặc biệt tiếng Nhật lại rất hay khuyết chủ ngữ nữa nên dẫn đến nhiều cái sai.
Các bạn hãy phân tích ví dụ dưới đây nhé:
- 何よりも料理を好む、そのお母さんが作ったケーキを食べた。 Ở ví dụ này nếu áp đúng lý thuyết bên trên vào thì sẽ dịch câu thành"" thích nấu ăn hơn bất cứ thứ gì, người mẹ đó đã ăn cái bánh mà đã làm” hihi hơi ba chấm phải không ạ? Câu dịch đúng phải là: Tôi đã ăn cái bánh của người mẹ-người mà thích nấu ăn hơn bất cứ thứ gì đã làm.
Kết luận: Không phải là cứ ngữ pháp tiếng Nhật ngược là mình đi ngược là đúng hoàn toàn.
2. Cố tình bỏ qua trợ từ
Chúng ta khi càng học lên cao lại càng không để ý đến trợ từ nữa. Nhưng trợ từ được ví giống như cái khớp nối giữa các bộ phận câu lại với nhau tạo thành câu. Nếu sai trợ từ có thể sẽ dịch sai hoàn toàn ý mà tác giả muốn nói đến hoặc khó hiểu câu.
- 例1:その二人とは食事をしました。
Nếu nhìn nhanh sẽ có rất nhiều bạn dịch: “Hai người đó dùng bữa với nhau"" trong khi ở câu tác giả sử dụng trợ từ [とは] tức là: “ Tôi đã dùng bữa với hai người đó. “
- 例2:敬語の使い方が間違っているのでも、言い方が失礼なのでもない
Câu này cũng giống câu trên có rất nhiều bạn dịch là” cho dẫu là cách sử dụng kính ngữ có sai thì cách nói cũng không thất lễ”. Thoáng qua bạn thấy câu này thuận đúng không? Cảm giác rất thuyết phục nhưng thực ra câu dịch này lại bị sai đó bạn. Cái sai ở đây là bạn bị sai ý nghĩa của trợ từ [でも]. Khi nhìn trợ từ này mặc nhiên mọi người dịch là “cho dẫu, thế nhưng”. Nhưng thực ra đó chỉ là một từ tiếng Việt để dịch mà thôi bản chất là mang đằng trước của nó ra để làm ví dụ-> nhìn kĩ chút có lẽ bạn sẽ nhận ra ~のでも ~のでもtức muốn lôi việc sử dụng kính ngữ sai và việc cách nói thất lễ ra làm ví dụ và cả 2 việc này đều không có. Vậy nên phải dịch lại câu là” Cho dẫu cách sử dụng kính ngữ sai hay cho dẫu cách nói thất lễ thì đều không có” sửa hay hơn là” cách sử dụng kính ngữ không sai mà cách nói cũng không thất lễ”.
3. Ngắt câu tại dấu phẩy
Đây là một trong những hiểu lầm rất lớn với người Việt chúng ta trong đọc hiểu. Đặc biệt là trong câu có thể thông thường xong tác giả phẩy 1 cái chúng ta lại càng hay ngắt câu. Ví dụ ở 2 câu ví dụ bên trên vậy, cũng vì nhìn thấy dấu phẩy nên chúng ta ngắt câu và thành ra dẫn đến những lỗi sai của trợ từ và cách xác định chủ ngữ vị ngữ dịch.
Dấu phẩy trong tiếng Nhật chỉ có nghĩa ngắt nhịp đọc làm câu văn rõ hơn.
4. Thêm và bớt từ trong câu để câu văn mượt mà hơn
Có lẽ vì không biết dịch từ đâu nên nhiều lúc dịch các bạn thấy dịch ra cái câu kỳ và buộc phải thêm hay bớt từ trong câu đi. Nhưng không ngờ là vô tình làm cho câu văn của bạn trở nên lủng củng, làm cho câu lê thê hoặc sai nghĩa tác giả muốn nói. (Chỉ có duy nhất một thứ phải thêm khi đọc dịch đó là chủ ngữ bị khuyết trong câu vì trong tiếng Nhật rất hay thấy động từ mà bạn không thấy người thực hiện đâu cả, và ở điểm này thì phải dựa vào thể chia, bối cảnh và trợ từ để thêm nhé!) Những từ bạn thường thêm vào trong câu như là: thì, rằng, là,... Bạn muốn dịch suôn thì đầu tiên phải dịch đúng trước, nếu không dịch đúng thì có suôn bao nhiêu cũng không có ý nghĩa gì cả.
Bạn có từng mắc những lỗi sai bên trên không? Hay còn những lỗi nào mà bạn từng gặp không? Hãy chia sẻ với Koishi để chúng ta cùng sửa và tiến bộ lên nhé. Chúc các bạn học tốt!